Để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, không ít các tài xế đã mạnh dạn nâng tổng khối lượng hàng lên, gây ra tình trạng quá tải khi vận chuyển. Theo quy định pháp luật, cố ý điều khiển xe quá trọng lượng cho phép sẽ bị xử phạt hành chính tương đối nặng. Vậy mức xử phạt lỗi quá tải mới nhất là bao nhiêu? Ai là người có thẩm quyền làm biên bản xử phạt? Cùng vantaithaihung.vn tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
Xử phạt lỗi quá tải là gì?
Xử phạt lỗi quá tải là hình thức xử phạt đối với hành vi vận chuyển hàng hóa quá tải trọng cho phép. Việc xử phạt gồm có phạt tiền người điều khiển xe và tổ chức sở hữu xe. Mục đích của yêu cầu xử phạt vi phạm chở hàng hoá quá trọng tải không chỉ để nâng cao tuổi thọ cho công trình cầu đường, mà còn bảo vệ tính mạng con người khi tham gia lưu thông.

Hình 1: Việc vận chuyển hàng hóa quá tải sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật
Mức xử phạt lỗi quá tải năm 2021
Dựa vào quy định tại Điều 24, Điều 30 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lỗi quá tải cụ thể như sau:
- Mức quá tải từ 10 – 30%: phạt 800.000 – 1 triệu đồng đối với lái xe và phạt 2 – 4 triệu đồng đối với chủ sở hữu xe.
- Mức quá tải từ 30 – 50%: phạt 3 – 5 triệu đồng đối với lái xe và phạt 6 – 8 triệu đồng đối với chủ sở hữu xe.
- Mức quá tải từ 50 – 100%: phạt 5 – 7 triệu đồng đối với lái xe và phạt 14 – 16 triệu đồng đối với chủ sở hữu xe.
- Mức quá tải từ 100 – 150%: phạt 7 – 8 triệu đồng đối với lái xe và phạt 16 – 18 triệu đồng đối với chủ sở hữu xe.
- Mức quá tải trên 150%: phạt 8 – 12 triệu đồng đối với lái xe và phạt 18 – 20 triệu đồng đối với chủ sở hữu xe.
Bên cạnh đó, người lái xe còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 5 tháng tùy mức độ quá tải. Đối với hàng hóa đang vận chuyển, lực lượng chức năng sẽ bắt buộc tháo dỡ xuống. Lưu ý, mức phạt ở trên chỉ áp dụng cho chủ sở hữu xe là cá nhân, còn với tổ chức sẽ chịu mức phạt gấp đôi.

Hình 2: Xe quá tải khi bị cơ quan công an chặn chốt kiểm tra
Cách tính % xe quá tải
Để xác định xe quá tải bao nhiêu phần trăm, bạn hãy thực hiện phép tính theo công thức dưới đây:
- D (quá tải) = D (trọng lượng thực tại thời điểm kiểm tra) – D (trọng lượng xe) – D (trọng lượng hàng hóa được phép chở).
- % quá tải = D (quá tải) : D (trọng lượng xe).
Ví dụ: Chiếc xe tải đang sử dụng có trọng lượng 5000kg, khối lượng hàng hóa trên xe khoảng 7500kg. Thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra và cân xe 15000kg. Kết quả là:
- Tổng khối lượng hàng quá tải = 15000 – 5000 – 7500 = 2500kg
- Phần trăm quá tải của xe = (2500 : 5000) x 100% = 50%
Xem thêm:
Quá trình lập Biên bản vi phạm hành chính
Thông thường nếu phát hiện xe vi phạm lỗi quá tải thông qua các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính. Đối tượng là tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nội dung trong biên bản vi phạm hành chính phải đầy đủ các thông tin gồm:
- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
- Họ, tên, chức vụ người lập biên bản
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người lái xe
- Tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm
- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm
- Hành vi vi phạm;
- Các biện pháp sử dụng để kiểm tra vi phạm
- Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
- Lời khai của người vi phạm
- Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại ( nếu có)
- Thời hạn giải trình của người vi phạm khi lập biên bản vi phạm hành chính
- Bản giải trình của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nhưng không có mặt tại nơi vi phạm hoặc không đồng ý ký vào biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản chỉ cần có chữ ký của đại diện chính quyền hoặc chữ ký của hai người chứng kiến.
Sau khi hoàn tất Biên bản vi phạm hành chính, lực lượng chức năng giữ 1 bản, bản còn lại giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký và giữ. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Hình 3: Xử phạt lỗi quá tải cần được nghiêm khắc thực hiện
Ai là người có thẩm quyền xử phạt lỗi quá tải?
Theo Điều 75, 76 và 77 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt lỗi quá tải gồm:
- Công an được giao nhiệm vụ tuần tra ở một địa điểm cụ thể. Nhiệm vụ của họ là lập biên bản vi phạm đối với trường hợp xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông, lấn chiếm trái phép đất của đường bộ, vi phạm chở hàng hóa quá tải…
- Công an viên có thẩm quyền lập biên bản trong phạm vi địa phương
- Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải
- Công chức, viên chức thuộc các Cảng như Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
Xem thêm:
Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về mức xử phạt lỗi quá tải mới nhất năm 2021, mong rằng các thông tin do chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn nhé.