“Trọng tải” và “tải trọng” là hai cụm từ quen thuộc đối với mỗi chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra rằng, hiện nay, hầu hết mọi người đều sử dụng lẫn lộn cả hai cụm từ này dẫn đến ý nghĩa của chúng ngày càng sai lệch. Thông thường, trong các văn bản về giao thông vận tải đường bộ, chúng ta gặp rất nhiều cụm từ này xuất hiện như tải trọng xe, tải trọng của đường, vượt trọng tải,… Vậy trọng tải là gì? Khái niệm trọng tải và tải trọng có giống nhau không? Cùng Vận Tải Thái Hùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Trọng tải là gì
Trong đóng tàu và hàng hải, trọng tải được nhắc đến rất nhiều. Ví dụ: “Tàu hàng có trọng tải 160 nghìn tấn đang chuẩn bị cập cảng Hải Phòng; Hyundai đang đóng 4 tàu dầu, trọng tải mỗi tàu 50 nghìn tấn,…”. Có thể thấy cụm từ “trọng tải” được sử dụng vô cùng phổ biến và chúng ta có thể hiểu đó là tàu hàng nặng 160 nghìn tấn cập cảng Hải Phòng hay Hyundai đang đó 4 tài dầu nặng 50 nghìn tấn.
Công ước quốc tế định nghĩa trọng tải (deadweight) là hiệu số tính bằng tấn của khối lượng tàu khi toàn tải, đã trừ đi khối lượng tàu không. Đây được coi là khối lượng lớn nhất tàu có thể trở hàng hóa. Vượt qua khối lượng này, tàu di chuyển sẽ khó đảm bảo an toàn, thậm chí có trường hợp gây hư hại tàu.
Trong từ điển tiếng Việt, trọng tải được định nghĩa là khối lượng chở được của các phương tiện vận tải. Ví dụ: trọng tải của xe là 2,5 tấn. Nói cách khác chính là khối lượng tối đa xe có thể chở được là 5 tấn.
Trọng tải là gì?
>>> Xem ngay: Hàng hóa là gì? Các giá trị của hàng hóa.
Khái niệm tải trọng và trọng tải có giống nhau không?
Nhiền người vẫn thường thắc mắc về tải trọng và trọng tải. Trên thực các cụm từ này được viết ra dưới việc đội vị trí từ cho nhau tạo nên không ít sự nhầm lẫn. Vận Tải Thái Hùng sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này rõ ràng:
Căn cứ pháp luật khi sử dụng từ ngữ
Với các từ nghĩa thể hiện đơn vị đo lường, đại ượng khi sử dụng buộc phải tuân theo:
- Luật Đo Lường 2011.
- Nghị Định của Chính phủ số 86/ 2012/ NĐ – CP.
- Công Ước Viên 1968 về giao thông đường bộ.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870 – 1: 2010 về đại lượng và đơn vị.
Theo đó, việc sử dụng bất cứ đại lượng, đơn vị pháp định nào cũng cần tuân theo tiêu chuẩn thống nhất. Điều này đảm bảo duy trị sự liên kết giữa các văn bản, đồng thời mang đến sự dễ hiểu, dễ đọc cho tất cả mọi người.
>>> Xem ngay: Giới thiệu dịch vụ chuyển hàng dễ vỡ giá trị cao tại vận tải Thái Hùng.
Vậy tải trọng là gì?
Bên trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn trọng tải là gì, dưới đây Vận Tải Thái Hùng sẽ chia sẻ cho bạn về tải trọng là gì. Trong từ điển tiếng Việt định nghĩa tải trọng gồm 2 nghĩa như sau:
- Đây là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên một vật, xét theo sức bền cơ học của vật đó.
- Coi trọng tải và tải trọng có khái niệm như nhau.
Tải trọng là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên vật
Tuy nhiên, cách giải nghĩa đầu tiên thường chỉ sử dụng trong các lĩnh vực cơ học công trình và máy. Điều này chỉ tập hợp các lực, không phải đại lượng đo lường. Những lựa này có đơn vị khác nhau như N, N.m, N/m,…
Đối tượng áp dụng của các văn bản trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người quản lý, cảnh sát giao thông, người lái xe, người tham gia giao thông,… Họ đều không quan tâm tới lực tác động xe mà chỉ quan tâm đến cân nặng.
Trong hồ sơ kỹ thuật xe hay trên các biển báo, các trạm cân xe cũng sử dụng từ tải trọng. Ngoài ra, các văn bản luật Việt Nam cũng đều dùng từ tải trọng mang ý nghĩa là khó lượng. Điều này mang đến không ít sự nhầm lẫn cùng nhiều giải thích sai lệch.
Có nên loại bỏ 1 trong 2 từ?
Việc loại bỏ tải trọng hoặc trọng tải ra khỏi các văn bản nhà nước là điều nên làm và cần thiết. Điều này hạn chế sự nhầm lẫn trong việc đọc văn bản. Đồng thời mang đến cho mọi người những ý hiểu đơn giản, giúp việc truyền đạt trở nên dễ dàng hơn.
Trọng tải và tải trọng đều mang ý nghĩa tương đương nhau. Mọi người sử dụng từ ngữ này khá thoải mái, không câu nệ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu trong cùng một văn bản đồng thời xuất hiện cụm từ trọng tải và tải trọng chắc chắn sẽ mang đến sự hiểu lầm cho người đọc. Đôi khi điều này dẫn đến những sai lầm không đá có sau này. Chính vì vậy, việc xem xét loại bản 1 trong 2 cụm từ này việc làm cần thiết.
Nhà nước nên có những quy định cụ thể khi sử dụng từ ngữ. Tránh trường hợp dùng các từ dễ gây hiểu lầm cho tất cả mọi người.
Các phương tiện đều có tải trọng riêng và việc sử dụng cụm từ này đang tạo nên sự nhầm lẫn
>>> Xem ngay: Dịch vụ vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng của vận tải Thái Hùng.
Nhìn chung, khái niệm trọng tải là gì và tải trọng là gì khá giống nhau, khiến nhiều người hiểu lầm. Việc quy định rõ ràng trong sử dụng từ ngữ là điều cần thiết và nên làm. Nhà nước nên xem xét vấn đề này để mang đến sự dễ hiểu trong các văn bản pháp luật.