Trong luật giao thông đường bộ có hai biển báo dễ gây hiểm lầm đó là biển báo cấm tải trọng (P. 106b) và biển báo hạn chế tổng tải trọng xe (P.115). Hai loại biển báo này khá phổ biến trên các tuyến đường quốc lộ nhưng lại là cơ sở để cảnh sát giao thông bắt người vi phạm. Rất nhiều người cho rằng việc bắt vi phạm như vậy không đúng. Khi so sánh biển cấm tải trọng và tổng tải trọng cũng dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn. Cùng Vận Tải Thái Hùng phân tích ngay về vấn đề này.
Mục lục bài viết
Biển cấm tải trọng
Quy định tại điểm b mục B6 phụ lục B quy chuẩn QCVN 41: 2016/ BGTVT ban hành cùng Thông Tư số 06/ 2016/ TT – BGTVT, các đường cấm xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở phải dùng biển cấm về tải trọng. Đó là biển số P. 106b.
Hiệu lực của biển này chính là cấm các xe có khối lượng chuyên chở nhất định, xác định theo kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phương tiện cơ giới đường bộ lớn hơn trị số trên biển.
Ví dụ: Biển cấm tải trọng xe 5 tấn thì những xe dưới 5 tấn được phép di chuyển trên tuyến đường. Những xe có trọng lượng bằng 5 tấn hoặc hơn tuyệt đối không được di chuyển. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hoặc thu giữ xe.
Biển cấm tải trọng mà người lái xe cần phải ghi nhớ, con số trong biển sẽ thay đổi theo tùy cung đường
Theo Top Xuyên Việt thì biển cấm này có hiệu lực với cả máy kéo, xe máy chuyên dùng. Vì vậy, các đối tượng điều khiển những phương tiện này cần đặc biệt chú ý.
Cảnh sát giao thông chỉ căn cứ trên Giấy Chứng Nhận Kiểm Định An Toàn Kỹ Thuật và Bảo Vệ Môi Trường của phương tiện đó để xử phạt. Không căn cứ thực tế xe có trở hàng hay không, chỉ cần tải trọng xe trên giấy kiểm định vượt qua so với biển cấm, bạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu các hình thức xử phạt khác.

Nên tuân thủ quy định để không bị xử phạt hành chính
Biển hạn chế tổng tải trọng xe
Đối với các loại đường cấm xe cơ giới, thô sơ hay những xe ưu tiên có tổng tải trọng xe (Tải trọng thân xe và khối lượng chuyên chở) vượt qua trị số ghi trên biển đi qua, nhà chức trách sẽ đặt biển P.115. Các lái xe cần chú ý biển báo này. Đây là biển báo tròn, viền ngoài đỏ, bên trong màu trắng, ở giữa có ký hiệu tải trọng xe tùy theo từng tuyến đường khác nhau.
Ví dụ, biển báo cho phép những xe có tổng tải trọng là 10 tấn. Đương nhiên, các xe có tải trọng lớn hơn 10 tấn không được phép di chuyển vào.
Người lái xe dễ nhầm lẫn khi so sánh biển cấm tải trọng và tổng tải trọng
Bạn cần phải ghi nhớ, biển bảo hạn chế này không tính theo tải trọng xe được ghi trên Giấy Kiểm Định. Tổng tải trọng này bao gồm tải trọng của xe và khối lượng hàng hóa. Nếu xe bạn có tải trọng 8 tấn, nhưng chở thêm khối lượng hàng hóa 3 tấn, tổng là 11 tấn sẽ không được di chuyển vào các tuyến đường có biển báo hạn chế tổng tải trọng 10 tấn.
Có rất nhiều lái xe thường nhầm lẫn vấn đề này dễ đến việc bị xử phạt hành chính mà bản thân vẫn không biết mình mắc lỗi gì. Chính vì vậy bạn cần lưu ý thật kỹ vấn đề này.
Xem thêm:
Một số biển báo cấm bạn cần biết
Bên cạnh các biển báo cấm tải trọng và tổng tải trọng, bạn cũng cần biết thêm những biển báo cấm khác để tránh bị phạt tiền oan. Hệ thống Luật Giao Thông Đường Bộ nước ta có rất nhiều biển báo mà ngay cả những người đã lái xe lâu năm cũng khó thể ghi nhớ hết. Một số mẫu biển bạn phải biết bao gồm:
- 101: Đường cấm. Biển báo này cấm các phương tiện đi lại di chuyển theo cả hai hướng. Chỉ những xe ưu tiên theo quy định mới được phép đi vào.
- 102: Cấm đi ngược chiều. Các loại xe cơ giới và xe thô sơ khi thấy biển báo này không được di chuyển vào phần đường theo chiều đặt biển. Các xe ưu tiên như xe công an, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân sự được phép di chuyển vào. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường không chịu sự ngăn cấm của biển báo.
- 107: Cấm ô tô khách và ô tô tải. Các tuyến đường đặt biển báo này không cho phép ô tô chở khách và ô tô tải di chuyển vào. Ngay cả các loại máy cao và xe máy chuyên dùng cũng không được phép. Ngoại trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
- 116: Hạn chế tải trọng trên trụ xe. Các loại xe cơ giới, xe thô sơ có tải trọng xe và hàng phân bố trên trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển sẽ không được di chuyển vào tuyến đường đó. Cho dù là các xe ưu tiên theo quy định cũng phải tuân thủ theo.
Những biển báo cấm bạn cần ghi nhớ trong quá trình tham gia giao thông
Xem thêm:
Xử phạt vi phạm biển cấm tải trọng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT và Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Đối với ô tô khi đi vào khu vực có biển báo cấm tải trọng và tổng tải trọng: Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1.2 triệu đồng. Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian 1 – 3 tháng.
- Đối với mô tô, xe máy điện và xe gắn máy khi đi vào khu vực có biển báo cấm tải trọng và tổng tải trọng: Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng. Đồng thời tước Giấy phép lái xe tối đa 3 tháng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng đi vào khu vực có biển cấm tải trọng và tổng tải trọng: Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng. Bên cạnh đó sẽ bị tịch thu quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian 2 – 3 tháng.

Bạn nên nắm rõ lệnh cấm theo giờ để tránh bị xử phạt không đáng có
Như vậy, bạn đã biết những so sánh biển cấm tải trọng và tổng tải trọng, cùng một số loại biển cấm cần thiết khác. Người điều khiển phương tiện xe cần phải ghi nhớ thật kỹ các biển báo này tránh bị phạt hành chính theo quy định. Trường hợp biết nhưng cố tình vi phạm sẽ bị phạt nặng hơn hoặc thu giữ bằng lái, thu giữ phương tiện và hàng hóa.