Vận tải đa phương thức là gì? Tất tần tật các kiến thức liên quan

Trong rất nhiều mô hình vận tải, vận tải đa phương thức được xem là loại hình phổ biến, đem đến nhiều lợi ích thiết thực nhất. Vậy cụ thể vận tải đa phương thức là gì, đặc điểm và lợi ích ra sao? Cùng vantaithaihung.vn khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục bài viết

Vận tải đa phương thức là gì?

Vận tải đa phương thức còn có tên gọi phổ thông là vận tải liên hợp. Đây là hình thức vận tải bao hàm một chuỗi quá trình vận chuyển liên tục từ kho đến kho. Đương nhiên với sự liên hồi này, cần đảm bảo chu trình được chuẩn bị khoa học và hợp lý. Có như thế mới giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian, cũng như mang đến sự yên tâm tối đa cho khách hàng.

van tai da phuong thuc la gi 1

Hình 1: Vận tải đa phương thức là thuật ngữ khá phổ biến khi nhắc đến mô hình vận tải

Lợi ích của vận tải đa phương thức

  • Sử dụng vận tải đa phương thức có thể làm giảm tối đa chi phí giao hàng từ điểm này đến điểm kia, từ đó giúp giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.
  • Kích thích sự phát triển của nền kinh tế quốc tế.
  • Giúp mở rộng mạng lưới vận tải, giải quyết hiệu quả nhu cầu chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh.
  • Tăng sức cạnh tranh về chất lượng và chi phí dịch vụ
  • Giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế.
  • Giảm bớt các chứng từ, quy trình phiền phức, không cần thiết.

Xem thêm:

Đặc điểm của vận tải đa phương thức

  • Toàn bộ quá trình vận tải đa phương thức phải có tối thiểu 2 phương thức vận chuyển
  • Tính vận chuyển liên tục cần được duy trì và đảm bảo 
  • Tuyệt đối không bóc mở bao bì hàng hóa ngay cả khi thay đổi phương tiện vận tải.
  • Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với hàng hóa 
  • Chỉ có một giá và một chứng từ vận tải, tăng cường sử dụng EDI (electronic data interchange)
van tai da phuong thuc la gi 2

Hình 2: Bạn cần hiểu rõ đặc điểm của loại hình vận tải đa phương thức để có sự chuẩn bị chính xác

Các hình thức vận tải trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Vận tải đa phương thức thường có các hình thức sau:

Hình thức 1: Đường bộ kết hợp với đường sắt (2R)

Mô hình vận tải này đảm bảo cân bằng giữa tính an toàn, trọng tải lớn của đường sắt và tính cơ động của vận tải ô tô. Theo đó, người kinh doanh vận tải sẽ đóng gói hàng hóa trong các trailer, rồi di chuyển lên xe tải để chuyển đến ga. 

Tại ga, các trailer chứa hàng hóa sẽ được tàu lửa móc lên các toa xe và chở đến ga đến. Ở điểm đến, người kinh doanh vận tải kéo hạ các trailer xuống tàu. Cuối cùng dùng xe tải chở hàng hóa đi giao cho người nhận.

Hình thức 2: Đường bộ kết hợp với đường hàng không (R-A)

Với mô hình kết hợp đường bộ và đường hàng không, mức độ an toàn sẽ cao hơn đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển ở mức thấp nhất. Theo đó, người kinh doanh vận tải đóng gói, chất hàng lên xe ô tô tải để chuyển đến các cảng hàng không. Cuối cùng hạ hàng hóa từ máy bay xuống xe tải để tiến hành giao hàng ở các điểm đến khác nhau.

Hình thức 3: Đường hàng không kết hợp với vận tải biển, thủy nội địa (R-S)

Mô hình này có sự tham gia của phương tiện đường hàng không và đường biển/đường thủy nội địa. Theo đó, người kinh doanh vận tải sử dụng đường biển để tập trung và vận chuyển hàng hóa số lượng lớn đến các cảng hàng không. Sau đó trung chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng. 

Nhìn chung, mô hình Đường hàng không kết hợp với vận tải biển, thủy nội địa (R-S) rất được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng khai thác và sử dụng khi cần chuyên chở hàng hóa liên lục địa. Từ châu Âu sang châu Mỹ, các tuyến xuyên qua Thái Bình Dương, Ðại Tây Dương…

Mô hình này thường được áp dụng khi chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao hoặc mặt hàng có tính thời vụ như thời trang, đồ chơi, thực phẩm…

van tai da phuong thuc la gi 3

Hình 3: Vận tải đa phương thức chính là sự kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện vận chuyển

Hình thức 4: Cầu lục địa (Land Bridge)

Hàng hóa sau khi được vận chuyển thông qua đường biển sẽ vượt tiếp sang các đại dương, rồi cập bến ở cảng thuộc một lục địa nào đó. Sau đó hàng hóa cần chuyển tiếp bằng phương tiện đường bộ mới có thể trung chuyển tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Nói một cách dễ hiểu thì chặng vận tải đường bộ chính là cầu nối giúp gắn kết hai vùng biển hay hai đại dương với nhau.

Hình thức 5: Vận tải hỗn hợp (2RIS)

Mô hình vận tải hỗn hợp chính là sự kết hợp của rất nhiều phương tiện gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, và đường biển. Trước tiên hàng hóa sẽ được luân chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa để đến cảng biển trong nước.

Sau đó hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển để cập bến tại cảng của nước nhập khẩu. Cuối cùng hàng hóa sẽ được trung chuyển đến tay người nhận bằng đường bộ, đường sắt hoặc nội thủy. Mô hình này thường được áp dụng khi đơn hàng không đòi hỏi sự gấp rút về thời gian vận chuyển.

Xem thêm:

Bài viết trên đây có lẽ đã giải đáp thắc mắc vận tải đa phương thức là gì, nó có những lợi ích, đặc điểm hay mô hình nào phổ biến. Hy vọng các nội dung sẽ có ích cho bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published.