Hiện nay nhu cầu vận chuyển hàng hóa đã trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển không thể nào thiếu được các loại giấy tờ pháp lý và giấy vận tải là một trong số đó. Vậy giấy vận tải là gì? Có quy định như thế nào? Câu trả lời sẽ được Vận Tải Thái Hùng chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Giấy vận tải là gì?
Giấy vận tải hiểu đơn giản là văn bản thể hiện tất cả thông tin liên quan tới hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Để vận chuyển hàng hóa, lái xe cần có một số giấy tờ vận tải và giấy tờ liên quan đến hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
Thực chất giấy vận tải có vai trò như một công cụ kiểm soát trật tự hành chính của các cơ quan nhà nước trong ngành giao thông đường bộ. Dựa vào thông tin trên giấy vận tải, cơ quan quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra nguồn gốc, trọng lượng, xuất xứ của hàng hóa vận chuyển có đúng quy định không.

Vì sao vận chuyển hàng hóa cần có giấy vận tải
Theo khoản 2, điều 52 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định:
- Giấy vận tải bao gồm các thông tin: Tên người thuê hoặc đơn vị vận vận chuyển, số hợp đồng, hành trình và khối lượng vận chuyển, loại hàng hóa, ngày tháng ký hợp đồng, thời gian giao nhận hàng và một số thông tin liên quan khác.
- Giấy vận tải là gì? Giấy vận tải được đóng dấu bởi đơn vị vận tải và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển trên đường. Nếu là hộ kinh doanh thì chủ hộ cần phải ghi rõ họ tên và ký vào giấy vận tải.
- Khi đã xếp hàng lên phương tiện và trước khi tiến hành vận chuyển thì người đại diện hoặc chủ hàng cần ký xác nhận xếp hàng theo đúng quy định vào giấy vận tải.
- Lái xe buộc phải mang theo giấy vận tải cùng các giấy tờ liên quan đến xe. Bên cạnh đó, lái xe có quyền từ chối vận chuyển nếu hàng hóa không được sắp xếp theo quy định của luật pháp.
Tham khảo thêm:
- Đơn vị vận chuyển hàng hóa Bắc Nam nào uy tín nhất hiện nay?
- Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển và lưu ý cần biết
Quy định về xử phạt nếu không có giấy vận tải
Giấy vận tải là gì? Mức phạt nếu không có giấy vận tải bao nhiêu? Vận chuyển hàng hóa nếu không mang theo hoặc không có giấy vận tải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt được quy định tại điểm d, khoản 2, điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng với một trong những hành vi sau:
- Điều khiển xe (gồm sơ mi rơ móc và rơ móc) chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông đã được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định của xe trên 10 – 30% và xe xi téc chở chất lỏng trên 20 – 30%.
- Chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe, chở hàng trên nóc thùng xe hoặc hàng vận chuyển vượt phía sau hay phía trước thùng xe trên 10% chiều dài xe.

Giấy vận tải là điều kiện cần để vận chuyển hàng hóa
- Để người nằm, ngồi trên mui xe và thùng xe khi xe đang chạy.
- Tham gia vận chuyển hàng hóa nhưng không mang hoặc không có giấy vận tải bằng văn bản hoặc thiết bị có thể truy cập được vào phần mềm giấy vận tải theo quy định.
- Hay có có giấy và thiết bị truy cập nhưng không cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Hướng dẫn thủ tục vận chuyển hàng hóa đường bộ
Muốn quản lý việc chuyển hàng hóa và để toàn bộ hàng hóa lưu thông hợp pháp. Khách hàng khi gửi hàng cần cung cấp và chuẩn bị cho đơn vị vận tải các giấy tờ gồm:
- Hàng hóa dùng để trao đổi, bán, biếu tặng hay tiêu dùng nội bộ phải có hóa đơn bán hàng hay hóa đơn giá trị gia tăng đúng với số lượng hàng đã xuất.
- Hàng xuất kho giao đại lý cần xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu gửi xuất hàng kèm lệnh điều động nội bộ.
- Hàng hóa được điều động từ cơ sở kinh doanh tới các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc sẽ gồm hóa đơn bán hàng, hoa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho cùng lệnh điều động nội bộ đi kèm.
- Với hàng hóa của cơ sở kinh doanh đem dự hội chợ hoặc bán lưu động cần có lệnh điều động nội bộ, phiếu xuất và hóa đơn bán hàng theo quy định.
- Cơ sở kinh doanh xuất nguyên liệu đi gia công cần có hợp đồng gia công, phiếu xuất kho, hợp đồng gia công.

Không có giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa cần có hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.
- Nếu cơ sở kinh doanh thực hiện thu mua để bán lại, khi vận chuyển hàng hóa buộc phải có lệnh điều động nội bộ cơ sở thu mua và phiếu xuất kho.
- Hàng hóa trả lại cho bên bán vì không đạt chất lượng hay không đúng quy cách cần có hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn trả lại cho bên bán ghi rõ lý do trả lại hàng hóa.
- Trường hợp mua tài sản thanh lý của cơ quan hành chính cần có hóa đơn bán tài sản thanh lý. Nếu hàng hóa là tài sản tịch thu cần có hóa đơn bán tài sản tịch thu và tương tự như vậy với hàng hóa là tài sản dự trữ quốc gia.
- Nếu cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho khách hàng có giá trị thấp không cần lập hóa đơn cần phải có bản kê khai bán lẻ hàng hóa theo từng loại và từng lần bán.
Trên đây là những chia sẻ của vận tải Thái Hùng về giấy vận tải là gì và các quy định liên quan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giấy vận tải trong việc vận chuyển hàng hóa nhằm tránh phạm phải những vi phạm không đáng có.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Vận Tải Thái Hùng
– Hotline: 0903638005
– Email: thaihungtransport@gmail.com
– Địa chỉ: 119/1 QL1A, Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM