Việc trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng và phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình đó không khó gặp phải những trường hợp sai sót hoặc xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên nhận. Để hạn chế tình trạng này, người ta thường lập biên bản giao nhận hàng hóa kèm theo hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích cho đôi bên. Vậy nên sử dụng mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nào? Câu trả lời sẽ được Vận Tải Thái Hùng chia sẻ trong bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Hiểu rõ khái niệm biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
Biên bản giao nhận hàng hóa được lập khi hai bên đã ký sau khi thực hiện quá trình mua bán hàng hóa theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Biên bản này lập ra nhằm mục đích tạo nên tính pháp lý làm cơ sở khi có tranh chấp chảy ra.

Biên bản giao nhận hàng hóa được lập ra nhằ tránh xảy ra tranh chấp giữa các bên
Vì thế bất cứ mặt hàng hay sản phẩm nào muốn giao nhận đều phải có biên bản giao nhận giữa đôi bên. Có như thế hàng hóa mới được xác minh, kiểm tra và sắp xếp chặt chẽ, dễ dàng hơn.
Thông tìn cần có trong biên bản giao nhận hàng hóa
Biên bản giao nhận hàng hóa được xem như một dạng căn cước chứng minh bên bán đã giao hàng đầy đủ cho bên mua. Loại biên bản này thường được gọi là giấy biên nhận có thể giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn hoặc kiện tụng trong quá trình sản xuất và giao hàng.
Hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Một số đơn vị đã áp dụng soạn biên bản bằng cả tiếng Anh để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng và mở rộng thị trường trong lẫn ngoài nước.
Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa hiện có rất nhiều loại khác nhau. Việc tìm kiếm một mẫu biên bản bây giờ không quá khó khăn, bạn có thể truy cập internet với một vài từ khóa có thể cho ra rất nhiều kết quả.
Có thể bạn quan tâm:
Các thông tin chính trong một biên bản giao nhận hàng hóa gồm:
- Thông tin liên hệ và thông tin cá nhân giữa người bán và người mua. Nội dung thông tin sẽ có: số lượng hàng hóa, tên mặt hàng, giá trị của từng loại hàng, đơn giá…
- Biên bản giao nhận được lập thành 2 bản có cùng giá trị pháp lý và chia ra mỗi bên giữ một bản. Hầu hết các biên bản giao nhận ngày nay đều có một tiêu chuẩn nhất định.
- Biên bản giao nhận hàng hóa là cơ sở vô cùng quan trọng xác định trách nhiệm của ai khi xảy ra tranh chấp. Thế nên khi soạn thảo hợp đồng, bạn cũng nên lập kèm theo một tờ biên bản này nhé.

Biên bản được lập thành 2 bản chia ra mỗi bên giữ một bản
Các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa thường dùng
Mẫu 1: Biên bản giao nhận hàng hóa đơn giản
CÔNG TY………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: …….. |
……ngày…..,tháng……năm…. |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
- Căn cứ Hợp đồng mua bán giữa……………………………………
- Căn cứ Đơn đặt hàng ngày…………….của Công ty …………….
Hôm nay, ngày ……tháng …. năm …. tại ……………………., chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên nhận hàng):…………………
Địa chỉ:………………………………………..
Điện thoại:……………………………………
Đại diện Ông/bà:……………………………
Chức vụ:……………………………………….
BÊN B (Bên giaohàng):…………………..
Địa chỉ:……………………………………….
Điện thoại:…………………………………..
Đại diện: Ông/bà …………………………
Chức vụ: …………………………………..
Hai bên cùng nhau thống nhất số lượng giao hàng như sau:
STT |
Tên hàng | Quy cách/ chủng loại | ĐVT | Số lượng |
Ghi chú |
Bên A xác nhận Bên B đã giao cho Bên A đúng chủng loại và đủ số lượng hàng như trên.
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Bên nhận hàng) (Bên giao hàng)

Thông tin trong biên bản giao nhận hàng hóa phải chính xác và đầy đủ
Mẫu 2: Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho
Đơn vị:………………. | |
Bộ phận:…………….. |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO |
||
Ngày…..tháng…..năm …… |
Nợ ……………………. | |
Số: …………………………….. |
Có ……………………. |
– Họ và tên người nhận hàng: ……………Địa chỉ (bộ phận)…………
– Lý do xuất kho: …………………………………………………………………
– Xuất tại kho (ngăn lô): …………………..Địa điểm …………………….
STT |
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá |
Mã số | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
Yêu cầu | Thực xuất | ||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 |
4 |
Cộng |
– Tổng số tiền (viết bằng chữ):……………………………………………….
– Số chứng từ gốc kèm theo:………………………………………………….
….ngày….tháng….năm… |
||||
Người lập phiếu |
Người nhận hàng | Thủ kho | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
Một số lưu ý cần biết
- Tất cả thông tin trong biên bản giao nhận hàng hóa đều phải chính xác, minh bạch và đầy đủ.
- Biên bản giao nhận hàng hóa chỉ có tính pháp lý khi có chữ ký tươi từ hai bên giao và nhận. Trường hợp là doanh nghiệp thì cần phải đóng dấu.
- Khi biên soạn hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thương mại hay hợp đồng mua bán thì cần soạn thảo thêm biên bản giao nhận.
- Có thể tham khảo một số mẫu biên bản rồi điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của mình, nhưng điều kiện tất yếu là không được làm trái các quy định của luật pháp.
Trên đây là những chia sẻ của Vận Tải Thái Hùng về các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp quá trình làm việc của bạn trở nên thuận lợi hơn và có thể tránh được những rắc rối không đáng có.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Vận tải Thái Hùng
– Hotline: 0903638005
– Email: thaihungtransport@gmail.com
– Địa chỉ: 119/1 QL1A, Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM