Nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì? Không nộp phí có sao không?

Chắc hẳn các bạn nghe nhắc rất nhiều đến phí đường bộ hay phí bảo trì đường bộ đúng không? Với các xe gắn máy, xe máy, phí này không quan trọng cho lắm. Tuy nhiên, với ô tô, việc nộp phí đường bộ là cần thiết và được tiến hành hàng năm. Vậy nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì? Không nộp phí đường bộ có sao không? Vận Tải Thái Hùng sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục bài viết

Phí đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ (Gọi tắt là phí đường bộ) là loại phí mà cơ quan nhà nước phải đóng vào ngân sách nhà nước. Đây là yêu cầu bắt buộc hàng năm. Từ đó, khoản phí này sẽ được sử dụng để làm vốn tu sửa đường bị hư hỏng trên cả nước. Loại phí này không có VAT, vì vậy, khi đóng phí bạn hãy lưu ý đến vấn đề này tránh trường hợp nhầm lẫn.

Phí đường bộ ban đầu bạn phải đóng khi đi đăng kiểm là bắt buộc. Loại phí này giới hạn số năm bạn đóng nhưng thời gian tối thiểu là 1 năm. Hết hạn, bạn tiếp tục đến những cơ quan có thẩm quyền để đóng phí. Vì là loại phí thường niên nên các vấn đề như nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì và thủ tục nộp rất được quan tâm.

Phí bảo trì đường bộ là khoản phí bắt buộc chủ xe phải đóng khi tham gia giao thông

Phí bảo trì đường bộ là khoản phí bắt buộc chủ xe phải đóng khi tham gia giao thông

>> Xem ngay:

Mức phí đường bộ phải đóng

Tùy thuộc vào các loại xe có tải trọng khác nhau, mức phí đường bộ bạn phải đóng cũng không giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Xe chở khách dưới 10 chỗ cá nhân: 130.000 đồng/ tháng; 1.560.000 đồng/ năm; 3.000.000 đồng/ 24 tháng.
  • Xe tải, ô tô dưới 4 tấn, xe dưới 10 ghế, xe chở người 4 bánh, xe buýt công cộng: 180.000 đồng/ tháng; 3.240.000 đồng/ năm; 6.220.000 đồng/ 24 tháng.
  • Xe khách 25 – 40 chỗ, xe tải, ô tô từ 8,5 tấn – 13 tấn: 390.000 đồng/ tháng; 4.680.000 đồng/ năm; 16.590.000 đồng/ 24 tháng.
  • Xe khách 40 chỗ, xe tải, ô tô chuyên dùng từ 13 – 19 tấn: 590.000 đồng/ tháng; 7.080.000 đồng/ năm; 16.590.000 đồng/ 24 tháng.
  • Xe tải, ô tô, xe đầu kéo từ 19 – dưới 27 tấn: 720.000 đồng/ tháng; 8.640.000 đồng/ năm; 16.590.000/ 24 tháng.
  • Phương tiện khối lượng từ 27 tấn trở lên và xe đầu kéo dưới 40 tấn: 1.040.000 đồng/ tháng; 12.480.000 đồng/ năm; 23.960.000/ 24 tháng.
  • Ô tô đầu kéo từ 40 tấn trở lên: 1.430.000 đồng/ tháng; 17.160.000 đồng/ năm; 32.950.000 đồng/ 24 tháng.

Bạn có thể tự xem phương tiện mình đang sở hữu là loại xe nào để căn cứ đóng phí cho chính xác. Bạn nên đóng phí đăng kiểm theo 1 – 2 năm, không cần đóng trong thời gian quá dài, tránh trường hợp phát sinh các vấn đề đề không lường trước được.

Trước 30/6/2013, nộp phí đăng kiểm bạn chỉ cần mang theo đăng ký xe và giấy đăng kiểm

Trước 30/6/2013, nộp phí đăng kiểm bạn chỉ cần mang theo đăng ký xe và giấy đăng kiểm

>>> Xem ngay:

Không nộp phí đường bộ có sao không?

Một câu hỏi rất nhiều bạn thắc mắc là không nộp phí đường bộ có sao không? Theo Nghị Định 171/ 2013/ NĐ – CP, trường hợp không nộp phí đăng kiểm đến kỳ hạn, trung tâm đăng kiểm sẽ truy thu số tiền chưa nộp cùng số tiền phải nộp cho kỳ tiếp theo. Số tiền này không tính lãi suất.

Quy định này được Bộ Tài Chính có lưu ý trong Thông Tư 293/ 2016/ TT – BTC. Dù không nộp phí hay nộp phí trễ đều không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, là công dân Việt Nam, được hưởng quyền lợi đất nước mang lại, bạn cần có nghĩa vụ phải đóng thuế, phí đầy đủ và đúng hạn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nhà nước thực hiện các chính sách dân sinh – xã hội, tu sửa cơ sở hạ tầng.

Xem ngay:

Nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì?

Vậy nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì? Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, các phương tiện vận tải nếu chưa đến hạn đăng kiểm có thể gia hạn nộp phí hạn chót vào ngày 30/6/2013. Sau đó, Bộ Trường Bộ Giao Thông Vận Tải đã chỉ đạo Cục Đăng Kiểm Việt Nam cải cách việc thu phí đường bộ.

Theo đó, các phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ trước ngày 30/6/2013 có thể nộp thuế đường bộ khi mang giấy đăng kiểm, đăng kí xe theo quy định pháp luật và không cần mang xe đến các địa điểm đăng kiểm thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam.

Nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì?

Nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì?

Sau thời gian này, Cục Đăng Kiểm Việt Nam hướng dẫn đơn vị đăng kiểm xe cả nước sau khi thu phí đường bộ, đơn vị này sẽ in và đóng dấu, giao tem cùng biên lai nộp phí cho chủ xe. Điều này được quy định rõ ràng trong Công Văn số 409/ ĐKVN – VAR. Làm như vậy sẽ giúp Cục Đăng Kiểm dễ dàng quản lý phương tiện.

Các bạn sẽ phải trực tiếp mang xe lên Cục Đăng Kiểm mới có thể tiến hành đăng kiểm. Hơn nữa, trong quá trình điều kiển xe, bạn nên mang theo biên lai để xuất trình kiểm tra khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông.

Tem đăng kiểm được dán ở mặt trong của kính chắn gió, phía trước góc trên bên tay phải người lái. Dán bên cạnh hoặc bên dưới tem kiểm định. Chữ số trên tem đăng kiểm phải quay ra bên ngoài.

>> Xem ngay: Giới thiệu dịch vụ chuyển hàng dễ vỡ giá trị cao tại vận tải Thái Hùng.

Câu hỏi thường gặp về phí đường bộ

Nộp phí đường bộ ở đâu?

Phí đường bộ có thể được đóng ở các địa điểm quy định sau:

  • Trạm đăng kiểm xe cơ giới gần nơi bạn sinh sống. Thông thường chủ xe sẽ lựa chọn nộp ở đây nhiều vì có thể nộp cùng phí bảo trì.
  • Trạm thu phí trên đường quốc lộ.
  • Các trụ sở UBND xã, phường,… nơi thuận tiện với bạn.
phi duong bo 1

Có nhiều nơi truy thu phí đường bộ cho bạn lựa chọn

Khi nào nên nộp phí sử dụng đường bộ?

Căn cứ Điều 6, Thông tư số 70/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, thời gian nộp phí đường bộ là:

  • Đối với xe hơi có chu kỳ đăng kiểm dưới 1 năm: Chủ xe cần nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm. Lúc này phương tiện được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ có ghi rõ thời gian đóng phí.
  • Đối với xe hơi có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm (cụ thể là 18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ xe bắt buộc nộp phí sử dụng đường bộ theo định kỳ 12 tháng hoặc nộp cả chu kỳ đăng kiểm là 18 tháng, 24 tháng hoặc 30 tháng.

Phí đường bộ có bắt buộc phải đóng không?

Phí đường bộ được xếp vào lệ phí bắt buộc phải đóng dù bạn có sử dụng xe để di chuyển hay không. Trường hợp không nộp phí, đơn vị đăng kiểm sẽ tiến hành cộng dồn số tiền phải đóng theo thời gian mà bạn chưa nộp vào, để tiến hành thu toàn bộ vào thời gian sau đó.

phi duong bo 2

Phí đường bộ bắt buộc phải đóng

Qua đây, các bạn đã biết thông tin về việc nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì. Hiện nay, khi đăng kiểm xe bạn cần phải mang xe trực tiếp đến Trung Tâm Đăng Kiểm để nhận số và nộp phí thuê yêu cầu. Kỳ hạn tối thiểu nộp phí đường bộ thường là 1 năm. Ngoài ra, bạn có thể đóng trong thời gian dài hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.