Nhu cầu của con người đang ngày càng tăng cao, kéo theo đó là việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu của người dùng, các doanh nghiệp buộc phải thúc đẩy mạnh việc vận chuyển hàng hóa. Điều này dẫn đến một vấn đề không ai mong muốn đó là xe quá tải. Hiểu được điều đó, Vân Tải Thái Hùng chia sẻ cho bạn cách tính % xe quá tải để biết được khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển và không bị xử phạt do thiếu hiểu biết. Khi xe quá tải sẽ gây ra nguy hiểm cho hàng hóa và tất cả những người trên xe.
Mục lục bài viết
Tính tải trọng xe thế nào?
Việc tính tải trọng xe giúp bạn biết được khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển trên xe. Tải trọng thường tính toán dựa trên tổng trục xe. Vì đơn giản là tổng trọng lượng xe sẽ được phân bố trên mỗi trục xe gồm trục kép, trục ba và trục đơn.
Tải trọng trên xe thân liền được tính như sau:
- Tổng số trục trên xe là 2 trục: Trọng lượng tổng của xe nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn.
- Tổng số trục trên xe là 3 trục: Trọng lượng tổng trên xe nhỏ hơn hoặc bằng 24 tấn.
- Tổng số trục trên xe là 4 trục: Trọng lượng tổng của xe nhỏ hơn hoặc bằng 30 tấn.
Tải trọng với xe container, xe đầu kéo, xe rơ mooc được tính như sau:
- Tổng số trục là 3 trục: Tổng trọng lượng của xe nhỏ hơn hoặc bằng 26 tấn.
- Tổng số trục là 4 trục: Tổng trọng lượng của xe nhỏ hơn hoặc bằng 34 tấn.
- Tổng số trục là 5 trục: Tổng trọng lượng của xe nhỏ hơn hoặc bằng 40 tấn.
Xác định trọng tải xe để vận chuyển hàng hóa rất quan trọng
Xem ngay:
Các cách đóng gói hàng hóa kích thước lớn an toàn.
Cách tính % xe quá tải
Theo Khoản 9 Điều 3 Thông Tư 31/ 2019/ TT – BGTVT, trọng tải là khối lượng hàng hóa mà phương tiện được phép chở. Trọng tải sẽ được xác định rõ ràng trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện đó.
Trước khi áp dụng cách tính % xe quá tải, bạn cần phải biết xe quá tải là những xe chở hàng vượt quá khối lượng chuyên trở theo quy định. Các trường hợp xe chở quá tải sẽ bị cơ quan chức năng cho phép tính toán % vượt tải. Căn cứ theo đó sẽ đưa ra mức xử phạt.
Cách tính % xe quá tải:
D (quá tải) = D (thời điểm kiểm tra thực tế) – D (khối lượng xe) – D (lượng hàng hóa được phép chở)
% quá tải = D (quá tải)/ D (khối lượng xe)
Ví dụ:
Chiếc ô tô có khối lượng 5 tấn, khối hàng hóa xe được phép chở là 7,5 tấn. Tuy nhiên, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra, khối lượng thực tế là 14 tấn.
D (quá tải) = 14 – 5 – 7.5 = 1.5 tấn
% quá tải = 1.5/ 5 x 100% = 30%
Như vậy, áp dụng cách tính % xe quá tải thì chiếc xe này đã chở hàng hóa vượt quá 30% tải trọng. Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền xử phạt hàng chính đối với chủ xe và chủ hàng. Bạn cần nắm rõ công thức tính toán này để có thể tự tính toán khối lượng xe có thể chuyên chở.
Cách tính % xe quá tải rất càn thiết bạn phải biết
>> Xem ngay:
Nộp phí đường bộ cần giấy tờ gì? Không nộp phí có sao không?
10 Dòng Xe Tải Chở Hàng Phổ Biến
Mức xử phạt hiện nay với lái xe và chủ hàng, chủ sở hữu xe
Theo đó, khi áp dụng cách tính % xe quá tải mà xe bạn thực sự chở hàng quá tải sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt này sẽ khác nhau đối với chủ xe và chủ hàng. Đồng thời, mức xử phạt sẽ dựa trên tỷ lệ % quá tải để áp dụng chính xác.
Đối với những lái xe chở hàng quá tải
Với các lái xe chở hàng quá tải, mức phạt này sẽ được chia làm 4 mức khác nhau như sau:
- Vượt quá từ 10% – 40% xử phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Vượt quá từ 40% – 60% xử phạt từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Vượt quá 60% – 100% xử phạt từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Vượt quá 100% sẽ phạt tiền từ 7.000.000 đồng trở lên. Tước giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng.
Trường hợp lái xe cố tình vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ áp dụng những chế tài xử phạt nặng hơn. Các cơ quan chức năng căn cứ vào tình hình cụ thể sẽ đưa ra quyết định xử phạt.
Xem ngay:
Dịch vụ chuyển hàng dễ vỡ giá trị cao
Đối với chủ sở hữu xe
Với chủ sở hữu xe là cá nhân hoặc doanh nghiệp thì mức xử phạt cũng không giống nhau. Cụ thể như sau:
- Vượt quá 10 – 40% phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng với cá nhân; phạt từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với doanh nghiệp.
- Vượt quá 40% – 60% phạt tiền từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng với cá nhân; phạt tiền từ 24.000.000 – 28.000.000 đồng đối với doanh nghiệp.
- Vượt quá 60% – 100% phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 28.000.000 – 32.000.000 đồng đối với doanh nghiệp.
- Vượt quá 100% phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng với cá nhân; phạt tiền từ 32.000.000 – 36.000.000 đồng với doanh nghiệp.
Mức xử phạt đang không ngừng tăng lên để răn đe các chủ xe chở hàng quá tải. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
Chở hàng vượt quá tải trọng sẽ bị xử phạt và tước giấy phép lái xe
>> Xem ngay: Giới thiệu dịch vụ gửi hàng đi container tại Thái Hùng .
Công thức tính tải trọng xe
Bên cạnh việc tính % xe quá tải, bạn cũng cần hiểu rõ tải trọng xe là gì cũng như cách tính tải trọng xe chi tiết để giảm thiểu khả năng bị xử phạt khi vận chuyển hàng hóa.
Tải trọng xe là gì?
Tải trọng xe là số liệu được tính dựa theo tổng trục xe. Lý do là bởi mỗi trục xe có nhiệm vụ nâng đỡ một phần trọng lượng bằng nhau của xe. Nếu biết được tải trọng xe và % xe quá tải, bạn sẽ chủ động dự đoán được khả năng xe chở được là bao nhiêu, qua đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định và tiêu chí an toàn khi di chuyển. Hơn nữa, việc chở hàng hóa đúng tải trọng xe sẽ giúp sử dụng xe bền và lâu dài hơn.

Tải trọng xe được tính dựa theo tổng trục xe
Cách tính tải trọng xe
Tải trọng xe = Tổng tải trọng – Tự trọng xe – Cân nặng của người.
Ví dụ: Bạn đang điều khiển một chiếc xe bán tải chở hàng hóa. Để xác định tải trọng xe, bạn sẽ lấy Tổng tải trọng xe (chính là con số được dán sẵn trên thân xe) trừ đi trọng lượng của xe và cân nặng người ngồi trên xe.
Đối với tải trọng xe thân liền:
- Có 2 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 16 tấn
- Có 3 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 24 tấn
- Có 4 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 30 tấn
Đối với tải trọng xe rơ móc, container, đầu kéo:
- Có 3 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 26 tấn
- Có 4 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 34 tấn
- Có hơn 5 trục: Tổng trọng lượng xe ≤ 40 tấn

Tải trọng xe rơ móc sẽ khác nhau tùy vào số trục xe
Qua đây, các bạn đã biết cách tính % xe quá tải và các mức xử phạt đối với lái xe, cá nhân hay doanh nghiệp sở hữu xe. Vì vậy, hãy chú ý tính toán khối lượng xe để vận tải hàng đúng trọng tải, hạn chế việc bị xử phạt hành chính do thiếu hiểu biết.